Ai cũng biết, chè xanh có những tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe. Uống chè xanh giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và hạn chế các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư. Tuy nhiên, uống chè xanh như thế nào cho đúng cách không phải ai cũng biết được. Sau đây wiki cách làm sẽ hướng dẫn các bạn cách thưởng thức trà xanh đúng điệu.
Cách pha và thưởng thức trà xanh đúng cách
Uống chè xanh ở nhiệt độ vừa phải: Chè xanh luôn được uống khi nước đang nóng. Tuy nhiên, cần chú ý khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày. Mặc dầu một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 - 500C là vừa.Bí quyết của để Uống chè ngon mà đảm bảo đúng nhiệt độ lý tưởng là:
* Dùng nước sôi 70 – 80% hãm chè, không nên đậy nắp: Làm như vậy có thể giữ được hương vị chè tốt, sẽ không làm cho nước thứ 2, 3 bị nhạt, đồng thời có thể tránh được nhiệt độ cao phá hủy những thành phần có ích trong chè.
* Uống chè không nên uống cạn một lần: Có những người uống chè thường uống cạn một lần rồi mới đổ thêm nước sôi vào, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cốc thứ 2, 3. Cách làm tốt hơn là: Khi hãm được nước đầu uống còn khoảng 1/3 thì đổ thêm nước sôi vào, sau khi uống hết 2/3 lại đổ nước sôi vào hãm.
Nồng độ nước chè phải phù hợp: Nếu pha ít chè quá nước sẽ nhạt, vô vị, nhưng cũng không nên thường xuyên uống nước chè quá đặc có hại cho sức khỏe. Trong nước chè đặc hàm lượng cafein quá cao, nếu thường xuyên uống nước chè đặc sẽ làm cho lượng triglyxerin trong máu cao, làm cho động mạch bị xơ vữa, tim bị đau nhói.
Không uống nước chè xanh để qua đêm: Chè để qua đêm sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi. Thưởng thức trà xanh cùng với cách làm bánh flan thì thật tuyệt đúng không nào!
Không uống chè xanh vào lúc đói: Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.
Tránh uống chè ngay sau bữa ăn: Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống
Không uống trước khi đi ngủ: Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Không dùng chè đặc để giải rượu: Sau khi uống rượu say thì tim đập nhanh, loạn nhịp, đau đầu, chóng mặt, chân tay rã rời, gây hưng phấn tinh thần, mà nước chè đặc cũng có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, nếu dùng chè đặc để giải rượu thì khác nào “lửa đổ thêm dầu”. Đồng thời chất kiềm chứa trong nước trà đặc sẽ khống chế khả năng tái hấp thu của thận, mà có tác dụng lợi tiểu nhanh. Sau khi uống rượu nếu uống nước trà đặc ngay sẽ làm cho chất độc trong rượu chưa được phân giải ngấm vào thận quá sớm,gây tổn hại chức năng thận.
Không dùng nước chè xanh để uống thuốc Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.
Theo:Wiki Cách Làm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét